What is KNX smart home? Overview of Smart Home according to KNX standard.

Giữa sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công nghệ và AI, nhà thông minh KNX luôn giữ vững phong độ là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu về quản lý nhà/ tòa nhà, và chiếm lĩnh vị trí ưu tiên trong các công trình kiến trúc hiện đại.

Bài viết này sẽ là hướng dẫn toàn diện về KNX - từ nguyên lý hoạt động, cấu tạo, cho đến những ứng dụng tối tân của nó trong lĩnh vực nhà thông minh. Hãy cùng khám phá và hiểu rõ hơn về cách mà KNX đang thay đổi cuộc sống của chúng ta, biến mọi ngôi nhà trở thành không gian sống thông minh, tiện nghi và an toàn.

1. Nhà thông minh KNX là gì?

1.1. Tiêu chuẩn KNX là gì?

KNX là cách gọi viết tắt của KONNEX, một tiêu chuẩn mở cho tự động hoá trong thương mại và xây dựng bao gồm các chuẩn: EN/50090, ISO/IEC 14543. Đây cũng là tiêu chuẩn duy nhất trên thế giới không vận hành theo giao thức độc quyền.

Hiệp hội KNX - một trong những hiệp hội lớn nhất thế giới về công nghệ điều khiển cho nhà và tòa nhà. Có gần 500 hãng nổi tiếng trên toàn thế giới sản xuất thiết bị điều khiển chuẩn KNX với sự quản lý và kiểm soát chất lượng của hiệp hội quốc tế KNX và 95.000 chuyên gia tại 190 quốc gia trên khắp thế giới được cấp chứng chỉ. 

1.2. Nhà thông minh KNX là gì?

Nhà thông minh KNX được hiểu là smarthome sử dụng công nghệ điều khiển chuẩn KNX, thông qua đó, hệ thống điều khiển có khả năng kết nối và vận hành các thiết bị, các tính năng, kịch bản qua công nghệ truyền dẫn bus.

Với phương thức hoạt động mở, KNX có thể được thiết kế để phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau, từ nhà ở thông minh đến các công trình công cộng như bệnh viện, trường học và trung tâm thương mại.

can-ho-thong-minh-gamma-tech-31

Hệ thống KNX phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau như biệt thự, trung tâm thương mại, chung cư...

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống KNX trong nhà thông minh

Hệ thống KNX hoạt động như bộ não trung tâm, liên kết và điều khiển các thiết bị như đèn, rèm, điều hòa… thông qua công nghệ truyền dẫn bus với đa phương thức như qua điện thoại, phím bấm thông minh hay qua trợ lý ảo (điều khiển bằng giọng nói). Ngoài ra, các thiết bị còn được kết nối với cảm biến như cảm biến chuyển động, cảm biến chất lượng không khí, cảm biến hiện diện…

Các thiết bị và cảm biến trong nhà thông minh có khả năng hoạt động độc lập mỗi khi có sự cố mà không phụ thuộc vào thiết bị nào.

3. Cấu tạo và cải tiến nhà thông minh chuẩn KNX

Hệ thống KNX gồm ba loại thiết bị chính: 

  • Thiết bị đầu vào (sensors): có chức năng phát hiện hành động, thường là các cảm biến, màn hình điều khiển, phím bấm thông minh…
  • Thiết bị đầu ra (actuators): tiếp nhận thông tin và chuyển lệnh đã được cài đặt thành hành động.
  • Thiết bị hệ thống (system devices): là những thiết bị nguồn, giao diện lập trình

nha-thong-minh-knx-la-gi-gamma-tech_1

Sơ đồ thể hiện nguyên lý hoạt động của nhà thông minh KNX

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa và mang lại sự tiện lợi, dễ sử dụng cho nhà thông minh, hệ thống KNX đã cải tiến bộ truyền động bao gồm chức năng của bộ điều khiển và cảm biến.

4. Lợi ích của nhà thông minh KNX

Với việc sử dụng phương pháp truyền dẫn BUS, nhà thông minh KNX mang lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ:

  • An toàn cao nhất cho người sử dụng điện
  • Các thiết bị trong hệ thống hoạt động riêng lẻ, không phụ thuộc vào thiết bị nào
  • Đa phương thức điều khiển
  • Mở rộng và phát triển các chức năng với chi phí thấp nhất
  • Không phụ thuộc, không lỗi thời khi công nghệ phát triển
  • Kịch bản không giới hạn và tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng
  • Ổn định với độ tin cậy cao
  • Kiểu dáng đa dạng, mẫu mã phong phú

5. Các tính năng nổi bật của nhà thông minh theo chuẩn KNX

5.1. Điều khiển chiếu sáng thông minh

  • Thiết lập hệ thống chiếu sáng tự động ở các khu vực phù hợp với các cảm biến mà không cần sử dụng các phím bấm hay điều khiển qua app.
  • Bật tắt đèn từ xa với đa phương thức như smartphone, phím bấm thông minh, điều khiển giọng nói.
  • Hẹn giờ hoạt động cố định của hệ thống đèn
  • Tùy chỉnh cường độ chiếu sáng từ 0 - 100%
  • Thiết lập các kịch bản ánh sáng thông minh phù hợp với từng ngữ cảnh sinh hoạt

can-ho-mau-gamma-tech-5

Sự hoạt động và cường độ ánh sáng của hệ thống chiếu sáng thông minh

được điều chỉnh phù hợp theo từng ngữ cảnh sinh hoạt

5.2. Điều khiển rèm cửa thông minh 

  • Nổi bật với khả năng điều khiển từ xa, hẹn giờ đóng mở cố định trong ngày
  • Rèm cửa tự động đóng khi trời nắng gắt hay khi có mưa, bão… để bảo vệ cả gia đình

5.3. Tính năng an ninh, cảnh báo chống đột nhập, các tình huống khẩn cấp

  • Hệ thống báo động được gắn ở cửa kết hợp với các cảm biến phát hiện bất thường trong phạm vi quét.
  • Thiết lập các kịch bản an ninh theo nhu cầu của gia chủ 
  • Gia chủ có thể tạo kịch bản khẩn cấp, liên hệ trực tiếp với công an để ngăn chặn các hành vi phạm tội

cong-tac-sos-vimar-1

Tình huống khẩn cấp được kích hoạt bởi một công tắc bí mật và

có thể thiết lập kịch bản theo nhu cầu khách hàng

5.4. Hệ thống cửa thông minh

  • Màn hình nhận diện khuôn mặt khi có người đến nhà và thiết lập những câu chào đối với các vị khách của gia đình.

Nhà thông minh KNX còn có thể thiết lập rất nhiều các tính năng, thông minh khác nhau tùy theo lựa chọn của gia chủ như cảnh báo cháy/ khói, cảnh báo kính vỡ, cảm biến chất lượng đất/ nước…

Gamma Tech tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp giải pháp nhà thông minh chuẩn KNX dành cho biệt thự, chung cư với tủ điều khiển G-Magix, mang đến cho gia chủ những tính năng smarthome vượt trội, không gian sống tiện nghi, đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Chúng tôi luôn tìm kiếm đối tác đồng hành trên toàn quốc để cùng nhau phát triển, đột phá doanh thu và mở rộng thị trường. Liên hệ hotline 0977 345 151 ngay hôm nay để được tư vấn về sản phẩm hoặc đăng ký tại đây trở thành đại lý của Gamma Tech.

Evaluate

There are currently no reviews

Submit a review